(Trịnh Xuân Hưng Blog): Không ít người trong chúng ta thường quan tâm đến vấn đề “đối ngoại” mà ít quan tâm đến vấn đề “đối nội”. Chúng ta thường có một suy nghĩ hết sức sai lầm rằng: Chỉ khi nào ra ngoài giao tế với xã hội chúng ta mới cần phải chăm chút đến vẻ đẹp bên ngoài, mới cần phải chăm lo, giữ gìn ý tứ từng cử chỉ, lời ăn, tiếng nói sao cho hòa nhã, lịch thiệp. Còn khi đã về nhà rồi thì mọi thứ coi như “vứt” tất cả, chúng ta trở lại sống với chính bản năng con người mình cho nó tự do, thoải mái. Bởi vì đó là thế giới của riêng ta.
Nếu như trong chúng ta những ai có suy nghĩ như vậy, chắc chắn đó là một sai lầm. Bởi chính những lúc như thế, những hành động, cử chỉ suồng sã của chúng ta đã vô tình ngấm vào trong tiềm thức để rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ lại “vô tình” bật dậy thành ý thức và nó đã làm hại chúng ta.
Có thể vấn đề nhỏ nhặt này chúng ta phát hiện ra và cũng chưa thấy được tầm quan trọng của nó cho đến khi chúng ta đọc được bài viết “Chuyện vặt” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Đây là bài viết rất hay với phong cách dí dỏm, hài hước nhưng cũng đầy tâm trạng khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ một cách nghiêm túc về chính bản thân mình.
Trân trọng giới thiệu bài viết này!