Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Đọc lại bài thơ trên tường Viện dưỡng lão

(TT&VH) - “Con ơi! Khi con còn thơ dại/Mẹ đã mất rất nhiều thời gian/Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm/Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi/Những kỷ niệm về những năm tháng mẹ con mình sống bên nhau/Làm mẹ nhớ thương da diết.
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời/Con hãy cho mẹ chút thời gian, xin con chờ mẹ chút/Cho mẹ suy nghĩ thêm...
Con ơi! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày/Ăn cơm vãi đầy vạt áo/Chải đầu tay bần bật run/Đừng giục giã mẹ/Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm/Mẹ chỉ cần có con ở bên/Mẹ đủ ấm.
Con ơi! Bây giờ mẹ đi chân không vững, nhấc không nổi bước/Mẹ xin con nắm tay mẹ/Dìu mẹ, chậm thôi/Như năm đó/Mẹ dìu con đi những bước đầu đời”. (Thơ viết trên tường viện dưỡng lão)
Tôi thấy mắt mình cay cay khi vô tình đọc được bài thơ này trên mạng. Càng ngậm ngùi nhiều hơn khi nhìn vào cái tựa của nó: Thơ viết trên tường viện dưỡng lão.
Viện dưỡng lão. Cái khái niệm mà ngày xưa, người dân Việt Nam có lẽ sẽ chẳng bao giờ biết đến nếu không xem phim ảnh phương Tây. “Người già thì vào viện dưỡng lão”, cái suy nghĩ ấy ở các nước phương Tây đã có từ khá lâu rồi. Nhưng cho đến tận bây giờ, những cuộc tranh luận về tính nhân đạo, tình cha mẹ - con cái xung quanh việc tồn tại những viện dưỡng lão như thế vẫn còn gay gắt.
Ở Việt Nam, cha ông ta từ xưa đã có những lời răn dạy thế này: “Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược.”, hay là “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ.”, “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” để nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới ơn nghĩa sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ.
Người Việt Nam thờ Tổ tiên, trọng tình hiếu thảo, coi gia đình là cội rễ của xã hội. Vậy nhưng ngày nay, dường như có nhiều người đã quên mất những truyền thống tốt đẹp đó. Có những đứa con mắng chửi, đánh đập cha mẹ già. Có những câu chuyện bi hài khi con trai đâm đơn lên tòa án đòi từ bố mẹ. Có những đứa trẻ chỉ biết oán trách, oán trách và oán trách, mà quên bẵng đi ai là người đã nâng đỡ tuổi thơ chúng, đã nuôi chúng thành người...
Một bộ phim với nội dung thế này: Có những kẻ làm con, sau khi moi tim bố mẹ mình ra ăn, lúc bỏ chạy vấp ngã, làm rơi trái tim xuống đất. Trái tim đầy bùn đất chợt lên tiếng: Con à, con có sao không?
Teppi
(Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/475N20110324093002625T0/doc-lai-bai-tho-tren-tuong-vien-duong-lao.htm)

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

LỄ HỘI TÔN VINH "CỦA QUÝ" TẠI NHẬT BẢN

Ngày 23 tháng 03 năm 2011 Báo Khoa học và Đời sống tại địa chỉ: http://bee.net.vn/channel/1990/201103/So-do-khao-sat-kich-co-cau-nho-tren-the-gioi-1793841/ Có đăng bài về kết quả khảo sát kích cỡ “cậu nhỏ” trên thế giới. Trong đó, ở khu vực châu Á ngắn nhất là các chàng trai Hàn Quốc với chiều dài gần 10cm, đàn ông Trung Quốc là gần 11cm còn các chàng trai Việt chúng ta đạt xấp xỉ 11,5cm (ôi, thật là thiệt thòi cho các cô gái Việt nào lỡ lấy chồng Hàn Quốc!). Tuy nhiên đó chỉ là các số  đo về mặt "Kích cỡ" chứ còn khả năng "Khạc lửa" ra sao thì chưa biết.
Nhưng bài báo trên không thấy nhắc tới số đo của đàn ông Nhật Bản. Hay là kết quả khảo sát ở sứ mặt trời mọc đã bị sóng thần cuốn trôi ra biển rồi? Con số thực sự là bao nhiêu thì không biết nhưng chắc chắn là rất thú vị bởi vì người Nhật có nguyên cả một lễ hội để tôn vinh cái “của quý” này, đó chính là lễ hội Kanamara Kawasaki. Lễ hội diễn ra tại Hachimangu Wakamiya Shrine ở Kawasaki thực sự là một lễ hội khác thường với hoạt động rước một đền thờ di động bên trong là tượng chiếc “của quý” khổng lồ màu hồng phớt hoặc màu đen bóng sì sì.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

ĐỌC CHƠI CHO VUI, XONG RỒI BỎ.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SÀI GÒN & HÀ NỘI!!!

Cơn mưa.

Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên.

Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng.

Ăn mặc.

Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.

Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.

Xe máy.

Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.

Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.

Gọi điện ngoài đường.

Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.

Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại -  cho cả thế giới biết bạn là ai.

Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.
Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước.
Hà Nội: Fẹc đoẹ mịa @%$^&*.
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi... chờ đèn xanh đi tiếp.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

TRÁCH NHIỆM

Hôm nay Cafe sáng lan man đủ thứ chuyện trên đời. Từ chuyện con tầu Vinashin sắp đắm nhưng chẳng có ai phải chịu trách nhiệm cho đến chuyện có những chiếc xe hơi “bỗng dưng chết đuối” trên đường phố … Loanh quanh thế nào lại trở về câu chuyện của các Bác sỹ. Và đây là câu chuyện mà gia đình mình đã trải qua.
Bọn nhóc nhà mình rất hay bị bệnh (trẻ con mà), mỗi khi chúng bị bệnh mình thường hay chở đi khám ở một phòng khám tư trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Bác sỹ này công tác ở bệnh viện Nhi Đồng II (rất là nổi tiếng) nên bệnh nhân ở đây rất đông có khi phải chờ tới gần 11 giờ đêm mới đến lượt. Chính vì đông nên quy trình khám bệnh ở đây là:
“Lấy số - Đóng tiền – Khám bệnh, kê toa – Mua thuốc – Trả tiền”
Lần đó (hình như còn khoảng 1 tuần nữa thì đến tết) Nhóc con nhà mình bị bệnh (sổ mũi, viêm họng) và cũng đến khám bình thường như mọi lần theo quy trình trên, khi về nhà uống thuốc thì sáng mai ra toàn bộ người Bé bị nổi sẳn, người tím tái. Mọi người hoảng hồn gọi điện cho Bác sỹ để hỏi thì được trả lời là chắc Bé bị dị ứng thuốc vì hôm qua Bác sỹ cho thuốc “mới” (không biết là để thử nghiệm hay có nhà cung cấp mới chào hàng) – khác với các loại thuốc mà trước nay Bé vẫn điều trị, chỉ cần ra hiệu thuốc mua thuốc giải độc uống và chiều đưa Bé đến khám lại. Chiều đưa Bé đến khám và lại phải thực hiện đúng quy trình khám bệnh như hôm trước là:
“Lấy số - Đóng tiền – Khám bệnh, kê toa – Mua thuốc – Trả tiền”
Mọi chuyện diễn ra “Bình Thường” mua toa thuốc mới (thực chất là các loại thuốc “ngày sưa” Bé vẫn điều trị) về nhà uống xong khỏi bệnh. Còn chuyện hôm qua vì uống thuốc “mới” mà bị dị ứng là chuyện … khác. Bác sỹ chẳng có trách nhiệm gì trong chuyện này cả. (vậy nên Mẹ của Bé mới đề xuất rằng chắc phải mua túi quà tết đến để “cảm ơn” Bác sỹ chứ nếu không thì nhà mình ăn tết … mất ngon).
Ôi! Làm nghề Y sướng thật.(!)

NINH BÌNH QUÊ TÔI.

Ninh Bình là một vùng non nước hữu tình, nơi có núi Thúy sông Vân lưu dấu ấn của biết bao văn nhân mặc khách. Nơi có đèo Tam Điệp và chiến khu Quỳnh Lưu ghi đậm những chiến công hiển hách của cha ông ta thủa trước. Nơi có rừng Cúc Phương huyền bí, những hang động đẹp đến mê hoặc lòng người của cố đô Hoa Lư. Nếu có dịp mời các bạn về thăm Ninh Bình quê tôi nhé.
Video Clip: Ấn tượng Ninh Bình.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

TÌNH YÊU LÀ THẾ ĐÓ!!!

Một mối tình đẹp là một mối tình hạnh phúc.
Một mối tình hạnh phúc phúc là một mối tình chung thủy.
Chung thủy bên nhau cho đến lúc đầu bạc răng long.
Khi tuổi già đến thì phải giúp đỡ lẫn nhau.
Có như thế mới gọi là hạnh phúc.
Đây là một mối tình hạnh phúc!!!!!

ĐỐ VUI!!

Có bốn anh chàng đẹp trai rủ nhau đi uống cà phê, khi tính tiền thì hết tổng cộng là 25.000 đồng. Ba anh chàng cùng nhau móc tiền ra trả mỗi người 10.000 đồng tổng cộng là 30.000 đồng đưa cho cô chủ quán xinh đẹp. Cô chủ quán nhoẻn miệng cười cảm ơn và móc 5.000 đồng ra trả lại cho anh chàng thứ tư kèm theo ánh mắt nhìn lúng liếng duyên đến lạ. Anh chàng thư tư này lấy 5.000 đồng chia cho ba người kia mỗi người 1.000 đồng còn 2.000 đồng anh ta bỏ vào túi.
Như vậy, ba người kia lúc đầu mỗi người bỏ ra 10.000 đồng sau đó lấy lại 1.000 đồng, tổng số tiền mà ba người này bỏ ra là: 3 x 9.000 = 27.000 đồng cộng với 2.000 đồng anh thứ tư bỏ vào túi là tổng cộng có 29.000 đồng. So với số tiền bỏ ra lúc ban đầu là 30.000 đồng thì thiếu mất 1.000 đồng. Vậy số tiền này ở đâu, ai lấy?
Kính mời các cao thủ cùng giải đáp.

ĐỌC VÀ SUY NGẪM

Xung phong thì phải đi đầu.
Đi đầu thì biết đi đâu?
Đi đâu ta lại đi đầu xung phong.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

KÍNH THƯA CÁC LOẠI SỸ

Người sáng tác ra bài hát gọi là Nhạc Sỹ, người thể hiện ca khúc đó gọi là Ca Sỹ. Người viết ra kịch bản gọi là Văn Sỹ (hoặc Kịch Sỹ), người thể hiện kịch bản đó gọi là Nghệ Sỹ. Người làm thơ gọi là Thi Sỹ, người vẽ tranh gọi là Họa Sỹ. Người học cao học thì gọi là Thạc Sỹ, Nghiên cứu sinh thì gọi là Tiến Sỹ, cao hơn chút nữa thì gọi là Viện Sỹ, không học hành gì cả mà có đủ mọi thứ trên thì gọi là … Kẻ Sỹ. Đóng 500.000 đồng lấy 2 bộ đồng phục mặc vào người thì gọi là Vệ Sỹ. Những người phục vụ trong lực lượng vũ trang gọi là Chiến Sỹ, hy sinh thân mình vì tổ quốc thì gọi là Liệt Sỹ. Người cống hiến cả đời mình cho tôn giáo thì gọi là Tu Sỹ. Người có chí lớn làm việc lớn thì gọi là Chí Sỹ. Người làm nghề y thì gọi là Y Sỹ, cao hơn chút nữa thì gọi là Bác Sỹ. Người được nhân dân bầu ra gọi là Nghị Sỹ. Toàn bộ những người trên khi chết thì gọi là Tử Sỹ trừ … Liệt Sỹ.

NHỮNG CÂU HỎI CỦA CON TRẺ

Bé Tin nhà mình rất hay hỏi. Và đặc biệt là hỏi đến cùng, đến khi nào cu cậu thỏa mãn mới thôi. Nói như các Cụ nhà ta là “Hỏi đến củ tỷ bắp cày”. Hôm rồi, đang mải suy nghĩ về công việc sắp tới khi bé hỏi chuyện mình buột miệng trả lời là “Ừ” bé liền hỏi lại:
-         Sao Tin nói với Bố thì Bố lại Ừ?
-         Thì Bố là người lớn nên Bố ừ được – mình trả lời đại.
-         Sao người lớn lại ừ được?
-         Thì … người lớn nói với người bé nên người lớn ừ được.
-         Vậy là người lớn ngoan hay là hư?
-         Người lớn không hư – mình chống chế.
-         Vậy sao bố nói với tin là không được ừ, ừ là hư.
-         Thì đúng rồi, ừ là hư, ừ là không ngoan – mình bắt đầu bí.
-         Sao người lớn nói ừ là không hư còn người bé nói ừ là hư, tại sao? Bố nói cho Tin biết đi?
Bị cu cậu hỏi tới mình thực sự bí không biết trả lời ra sao cho thỏa đáng, đành tìm cách đánh trống lảng, hoãn binh lái câu chuyện sang hướng khác.
-         Bây giờ Tin còn bé Tin chưa biết đâu, sau này lớn lên Tin sẽ biết. Chứ bây giờ Bố có nói thì Tin cũng không hiểu đâu.
-         Trời ơi! Sao bố nói giống như trên Ti vi thế?
Nếu tiếp tục câu chuyện mình lại sa lầy vào một loạt các “Câu hỏi khó” khác nên đành hối: Thôi Tin đi Bố tắm cho Tin để Bố còn đi làm việc khác nữa kẻo trễ giờ rồi.
Cu cậu … nhoẻn miệng cười và … không hỏi thêm gì nữa.
Bé Tin: Người luôn luôn đưa ra "những câu hỏi khó"

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

VIẾT CHO CON GÁI

Con gái của bố năm nay đã học lớp một rồi đó, ngày đầu tiên con tới trường bố có biết bao nhiêu lo lắng cho con. Không biết con có theo kịp với các bạn cùng trang lứa hay không? nhưng rất mừng rằng con đã bắt nhịp với các bạn rất nhanh. Không những thế lại còn xung phong làm lớp trưởng nữa, các kỳ thi vừa qua con học bài rất tốt, cố gắng lên con nhé.
Hãy luôn là niền tự hào của bố mẹ nha con. Bố mẹ luôn luôn ở bên con.
Chúc con mạnh khỏe, ngoan ngoãn và học  giỏi.